Trong thời đại số hóa hiện nay, sim điện thoại không chỉ là một công cụ liên lạc đơn thuần mà còn là chìa khóa để truy cập Internet và thực hiện nhiều hoạt động quan trọng khác. Tuy nhiên, việc mất sim hoặc cần nâng cấp lên sim mới có thể gây ra nhiều bất tiện. Hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì kết nối không gián đoạn, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm lại sim Viettel một cách nhanh chóng và hiệu quả mà vẫn giữ nguyên số cũ. Với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực viễn thông, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ khi nào cần làm lại SIM và các bước thực hiện.

Hướng dẫn làm lại sim Viettel tại nhà, cửa hàng
Làm lại sim là gì? Có thể làm lại sim Viettel online được không?
Làm lại SIM Viettel là quá trình cấp lại SIM mới cho khách hàng trong các trường hợp SIM bị mất, hỏng, khóa hoặc bị thu hồi. Khi làm lại SIM, người dùng vẫn giữ nguyên số điện thoại cũ, đảm bảo duy trì liên lạc và sử dụng các dịch vụ di động như trước. Bạn cần làm lại SIM Viettel trong các trường hợp sau:
- SIM bị mất hoặc bị đánh cắp và không thể sử dụng.
- SIM bị hỏng, không nhận sóng hoặc không nhận SIM trên điện thoại.
- SIM bị khóa 2 chiều do lâu ngày không sử dụng hoặc vi phạm chính sách nhà mạng.
- Cắt SIM sai kích thước, không thể lắp vào điện thoại.
- SIM bị thu hồi về kho số do quá thời gian sử dụng.
Làm lại sim tại nhà là mong muốn của nhiều người dùng khi không thể đến trực tiếp để thực hiện giao dịch. Thông tin đến bạn, hiện nhà mạng Viettel không hỗ trợ làm lại SIM Viettel bằng hình thức online tại nhà vì yêu cầu cần phải xác minh chính chủ. Do đó, thuê bao chỉ có thể thực hiện bằng cách đến cửa hàng Viettel gần nhất để thực hiện giao dịch.
Điều kiện làm lại sim Viettel là gì?
Để làm lại SIM Viettel, bạn cần đáp ứng một số điều kiện sau:
- Nếu SIM chính chủ: Cần chuẩn bị CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu.
- Nếu SIM chưa đăng ký chính chủ: Cung cấp thông tin xác minh như 5 số điện thoại liên lạc gần đây, gói cước đang sử dụng, lịch sử nạp tiền.
Hướng dẫn cách đăng ký làm lại sim Viettel bị mất, bị hỏng
1. Làm lại sim Viettel chính chủ
Hiện Viettel hỗ trợ duy nhất cách làm lại sim Viettel bị mất, hỏng đó là làm trực tiếp tại cửa hàng giao dịch. Bạn có nhu cầu làm lại sim chỉ cần thực hiện theo các thao tác sau:
- Đối tượng được làm lại sim Viettel: Các thuê bao Viettel chỉ được thực hiện khôi phục lại sim trong trường hợp sim bị mất, hư hỏng, bị nhà mạng thu hồi,..
- Thủ tục khôi phục sim Viettel tại cửa hàng:
- CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu chính chủ (bản gốc).
- Cung cấp thêm 2 số thường xuyên liên lạc – đối với số thường; 3 số thường xuyên liên lạc – đối với số đẹp; từ 05 số thường xuyên liên lạc gần nhất với trường hợp khôi phục số đã bị thu hồi.
- Nếu là tổ chức/doanh nghiệp thì mang thêm giấy ủy quyền, giấy giới thiệu của đơn vị.
- Các bước làm lại sim:
- Bước 1: Khách hàng mang đầy đủ thủ tục (Đã đề cập ở mục trên) đến điểm giao dịch gần nhất nhờ hỗ trợ làm lại sim.
- Bước 2: Thực hiện điền đầy đủ thông tin vào phiếu yêu cầu làm lại sim Viettel theo hướng dẫn của nhân viên cửa hàng, nạp phí và lấy thẻ sim mới sử dụng.
2. Làm lại sim Viettel không chính chủ
Để không bị gián đoạn liên lạc, lướt web bạn hãy nhanh chóng thực hiện làm lại sim Viettel không chính chủ dưới đây:
- Bước 1: Đến trực tiếp cửa hàng Viettel gần nhất và mang theo các thủ tục làm lại sim không chính chủ:
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu chính chủ (Bản gốc).
- Thông tin dùng sim: 5 số thuê bao thường xuyên liên lạc, mệnh giá thẻ nạp gần nhất, số dư tài khoản, gói cước 3G/ 4G/ 5G đang dùng…
- Bước 2: Điền vào giấy thay đổi thông tin chính chủ sim Viettel và nhờ nhân viên hỗ trợ làm lại sim Viettel.
- Bước 3: Thanh toán cước phí và nhận thẻ sim Viettel mới.
*** Bạn cần nói rõ sim Viettel bị mất, hỏng là sim không chính chủ để giao dịch viên hỗ trợ thủ tục làm lại nhanh chóng.
Cách lấy mã PUK sim Viettel bị khoá online, qua tổng đài
Giải đáp một số thắc mắc khi làm lại sim Viettel bị mất
Dưới đây là một số thông tin người dùng cần nắm khi thực hiện làm lại Viettel:
1. Làm lại ở đâu?
Như đã thông tin bạn cần đến trực tiếp cửa hàng giao dịch Viettel. Để biết địa điểm làm sim gần nhất khách hàng có thể đến cửa hàng giao dịch Viettel gần nhất:
- Tìm địa chỉ online qua website https://viettel.vn/cua-hang hoặc nhắn tin địa chỉ Fanpage https://www.facebook.com/vietteltelecom/ nhờ hỗ trợ.
- Gọi tổng đài CSKH Viettel 198 nhờ cung cấp cửa hàng làm lại sim gần nhất.
Lưu ý: Khách hàng có thể đến bất kỳ cửa hàng giao dịch trên toàn quốc. Trung tâm giao dịch của Viettel làm việc từ từ 8h đến 20h từ thứ 2 tới Thứ 7 và các ngày nghỉ lễ, Tết.
2. Đăng ký làm lại sim Viettel hết bao nhiêu tiền?
Nhà mạng Viettel quy định cước phí mua lại sim bị thu hồi chỉ từ 50.000đ/sim. Trong đó:
- Sim trả trước: 50.000đ/sim.
- Sim trả sau: 60.000đ/sim.
Tuy nhiên nếu sim bạn mua lại khi bị thu hồi là số đẹp, sim cam kết của Viettel thì sẽ có giá thành cao hơn. Cước phí mua lại sim bị thu hồi sẽ được thu trực tiếp tại cửa hàng giao dịch Viettel nên bạn hãy mang theo tiền khi đến cửa hàng.
3. Làm lại sim Viettel bao lâu thì lấy được?
Thông thường thời gian làm lại sim tương đối nhanh, quá trình chỉ mất khoảng 20 – 30 phút. Tuỳ thời điểm bạn làm lại sim có đông người đến giao dịch hay không mà thời gian thực hiện sẽ nhanh hoặc chậm hơn dự kiến.
4. Nhờ người làm lại sim Viettel có được không?
Vì không có thời gian đến cửa hàng nhiều người thắc mắc làm lại sim hộ được không? Tin vui cho bạn hiện nhà mạng cho phép khách hàng nhờ người làm lại sim bị mất, hỏng. Ngoài những thủ tục làm lại sim theo quy định trên khi nhờ người khác làm hộ thẻ sim Viettel cần phải có thêm giấy ủy quyền do chính bạn viết và ký, có đóng dấu của chính quyền địa phương.
Đăng ký 4G sim Viettel truy cập Internet thả ga
5. Làm lại sim có bị mất danh bạ không?
Khi làm lại SIM Viettel, dữ liệu có trong danh bạ điện thoại trên sim hoặc eSIM sẽ bị mất hết. Vì vậy, để tránh trường hợp mất hết danh bạ, trước khi đi làm lại sim bạn nên sao lưu danh bạ trên máy khác hoặc đồng bộ lên Email hoặc tài khoản iCloud.
Sim bị thu hồi có lấy lại được không?
Khi sim bị thu hồi bạn không thể tiếp tục các hoạt động liên lạc (nhắn tin, gọi điện) hay đăng ký 3G/4G lướt web… Nếu vậy thì sim bị thu hồi có làm lại được không Viettel? Tin vui cho bạn là CÓ THỂ làm lại sim Viettel đã bị thu hồi. Thực tế hình thức làm lại sim Viettel bị thu hồi là mua lại sim đã bị thu hồi khi nhà mạng đấu nối mới và bán ra thị trường. Chi tiết như sau:
Để làm lại sim bị thu hồi mạng Viettel phải đáp ứng những điều kiện mà nhà mạng quy định. Cụ thể số sim Viettel bị thu hồi đã được nhà mạng đưa lên sàn để bán cho người dùng và sim số đó chưa có chủ, chưa được người khác đặt mua. Các bước thực hiện làm lại sim Viettel bị thu hồi như sau:
+ Bước 1: Kiểm tra xem số điện thoại Viettel bị thu hồi được bán ra chưa
Sim Viettel sau khi nhà mạng thu hồi theo đúng quy trình quy định sẽ được đưa về kho số làm mới và bán ra lại cho khách hàng. Nếu muốn biết số sim Viettel của mình đã được bán ra thị trường chưa bạn hãy gọi tổng đài 198 để nhờ nhân viên kiểm tra. Ngoài ra bạn cũng có thể truy cập website Viettel/app My Viettel mua sim số, nhập số điện thoại đã bị thu hồi xem có hiển thị không. Trường hợp có số điện thoại của mình thì bạn hãy thực hiện các thao tác mua sim online để lấy lại sim Viettel trước đó bị thu hồi.
Truy cập vào website https://viettel.vn/, chọn mục Dịch vụ di động và nhấn mua sim số → Sau đó nhập số điện thoại Viettel đã bị thu hồi để tìm kiếm. Khi có hiển thị tức là số đã được mở bán lại bạn tiến hành đặt mua online hoặc ra cửa hàng hoà mạng mới.
+ Bước 2: Tiến hành mua lại sim Viettel bị thu hồi sử dụng
Sau khi kiểm tra số điện thoại Viettel bị thu hồi đã được nhà mạng bán ra bạn hãy nhanh chóng đến cửa hàng giao dịch Viettel gần nhất để hoà mạng mới lại. Đừng quên mang theo Căn cước công dân để nhân viên quầy giao dịch hỗ trợ đấu nối sim thành công. Hiện với hình thức mua sim Viettel online nhà mạng không hỗ trợ giao sim tận nơi, khách hàng cũng cần phải bỏ thời gian di chuyển ra cửa hàng để lấy sim.
Trên đây là thông tin chi tiết hướng dẫn khách hàng làm lại sim Viettel tại nhà bị mất, hư hỏng nhanh chóng nhất. Chuẩn bị đầy đủ thủ tục theo quy định để khôi phục thẻ sim thành công nhé!